1. Canh xương sườn ngó sen
Chuẩn bị:
- Ngó sen: 500g
- Xương sườn: 450g
- Ý dĩ: 1 thìa canh
- Lượng vừa nước
Chế biến:
Rửa sạch ngó sen, bỏ vỏ ngoài, thái miếng dày. Rửa sạch ý dĩ, để khô nưốc. Rửa sạch xương sườn, chần qua nước sôi một lúc, lại rửa lần nữa chờ dùng.
Cho lượng vừa nưốc vào nồi, sau khi nấu sôi cho ngó sen, xương sườn và ý dĩv ào, nấu sôi lại, chuyển sang lửa nhỏ hầm 2 giờ. Cuối cùng nêm muối là được.
Công dụng:
Ngó sen tươi tính hàn, ngó sen chín tính hơi ôn. Ngó sen tươi có thể tiêu ứ thanh nhiệt, giải khát trừ phiền, chỉ huyết kiện vị. Ngó sen chín sinh huyết khai vị, tư dưỡng cường tráng, lợi tiểu tiện, thanh nhiệt nhuận phế, cường tráng thân thể, phòng cảm mạo, nấu ngó sen không nên dùng nồi gang. Ý dĩ tính hơi hàn, có thể lợi thấp thanh nhiệt, ích phế, kiện tỳ kiện vị. Canh này có thể khứ thấp thanh nhiệt, kiện tỳ vị, tráng gân cốt, phòng cảm mạo...
2. Canh xương sườn nấu ngó sen ý dĩ
Chuẩn bị:
- Ngó sen: 300g
- Xương sườn: 300g
- Ý dĩ: 1 thìa canh
- Lượng vừa muối và nước
Chế biến:
Rửa sạch ngó sen, cạo bỏ vỏ ngoài, thái miếng mỏng, chờ dùng. Rửa sạch ý dĩ để ráo nưốc. Rửa sạch xương sườn, cho vào nước sôi chần qua một lần.
Sau khi cho lượng vừa nưốc vào nồi đun sôi, cho ngó sen, xương sườn và ý dĩ vào. Sau khi nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 2 giờ, cuối cùng nêm muối là được.
Công dụng:
Ngó sen tính hàn. Ngó sen tươi có thể tiêu ứ thành nhiệt, giải khát trừ phiên, chỉ huyết kiện vị; ngó sen chín tính hơi ôn, có thể sinh huyết khai vị, tư dưỡng cường tráng, lợi tiểu tiện, phòng cảm mạo (nấu ngó sen không nên dùng nồi gang). Ý dĩ tính hơi hàn, công năng lợi thấp thành nhiệt, ích phế kiện tỳ, kiện vị, tráng gân cốt, phòng cảm mạo...
3. Canh sườn lợn sơn dược
Chuẩn bị:
- Sơn dược: 250g
- Hành tây: 1 củ
- Cà rốt: 112 củ
- Cà chua: 1 quả
- Xương sườn: 200g
- Nước: 5 bát
- Muối: 2 thìa trà
- Bột tiêu: lượng vừa
Chế biến:
Sơn dược gọt vỏ thái miếng, hành, cà rốt, cà chua đều rửa sạch thái miếng.
Xương sườn nhúng vào nưâc sôi một lúc cho hết nưốc máu. Cho vào nồi với lượng vừa nưóc nấu sôi, cho hành, cà rốt, cà chua vào nấu chín. Cuối cùng nêm gia vị và sơn dược vào nấu sôi lại là được.
Công dụng:
Món canh này có tác dụng bảo vệ mắt.
4. Canh củ cải đỏ xương sườn
Chuẩn bị:
- Bắp cải: 114 cái
- Củ cải đỏ: 2 củ
- Cà chua: 3 quả
- Xương sườn: 250g
- Lượng vừa muối
Chế biến:
Rửa sạch xương sườn, chặt miếng nhúng vào nước sôi một lúc, loại bỏ nước máu. củ cải đỏ gọt vỏ thái miếng; cà chua rửa sạch, thái miếng.
Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, cho nước nấu 2 giờ, nêm vừa muối là được.
Công dụng:
Canh này có tác dụng khai vị, tăng sức ăn, trợ tiêu hoá, bảo vệ thị lực, thúc đẩy nhu động ruột, tránh táo bón, bổ sung keo xương và canxi, tăng cường thu hút dinh dưỡng. Nếu ăn uốhg kém, dùng canh này bổ sung nhiệt lượng.
5. Canh xương sườn nấu cà chua
Chuẩn bị:
-
300 gr sườn non hoặc sườn sụn
-
2 quả cà chua cỡ vừa
-
4 quả sấu
-
Hành khô, hành lá
-
Gia vị, bột ngọt, nước mắm
Chế biến:
Sườn luộc sơ, rửa sạch. Cà chua bỏ cuống cắt múi cau. Hành khô thái mỏng
Bắc nồi lên bếp, đổ ít dầu ăn phi thơm hành khô, cho sườn và sấu vào đảo săn, nêm gia vị, bột ngọt.
Cho cà chua vào nồi, đảo nhẹ để ra ít sốt cà màu đỏ cho canh trông đẹp mắt. Vớt bọt khi sôi, cuối cùng thêm chút nước mắm cho vừa ăn.
Công dụng:
Sườn non kết hợp với cà chua tạo nên món ăn có khẩu vị thanh mát, nhiều vitamin C, protein, vitamin B12, kẽm, sắt và chất béo không bão hòa như Omega-3 giúp cung cấp cho cơ thể loạt các vi chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.
6. Canh xương sườn óc đậu
Chuẩn bị:
- Óc đậu: 1 bát
- Giá đậu nành: 300g
- Xương sườn: 400g
- Hành xanh: vài khúc
- Muối: 1 thìa cà phê
- Nước dùng: 3 bát con
- Một ít bột tiêu
Chế biến:
Đậu phụ thái miếng vuông nhỏ. Rửa sạch xương sườn chặt miếng nhỏ, cho vào nồi nưốc sôi chần qua.
Sau khi đun sôi nước dùng, cho xương sưồn, giá đậu nành và gừng vào, đợi sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 30 phút, cuối cùng cho đậu phụ vào nấu 10 phút, nêm muối, bột tiêu vào, rắc hành lên là được.
Công dụng:
Giá đậu nành phốỉ với đậu phụ hầm xương sườn, có dinh dưỡng phong phú, khẩu vị thanh mát, có nhiều protein, chất xơ, rất thích hợp với người tỳ vị hoả khí lớn, tiêu hoá không tốt, bài tiết không thoáng, có thể thúc tiến nhu động ruột dạ dày và thanh giáng vị hoả.
7. Canh xương sườn nấu lươn
Chuẩn bị:
- Lươn: 500g
- Gân chân lợn: 40g
- Xương sườn: 100g
- Đảng sâm: 20g
- Đương quy: 10g
- Táo đỏ: 5 quả
Chế biến:
Làm sạch lươn, bỏ xương, nội tạng, nhúng vào nước sôi cho sạch nhớt, ra hết nưốc máu, thái miếng.
Rửa sạch gân chân lợn, rửa sạch xương sống lợn, chặt miếng.
Rửa sạch đảng sâm, đương quy, táo đỏ (bỏ hạt).
Cùng với lươn, gân chân lợn, xương sông lợn cho vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển lửa nhỏ hầm 3 giờ, cho vào một ít rượu, muối là được.
Công dụng:
Canh này bổ ích khí huyết, cường gân kiện cốt.
8. Canh xương sườn hầm cốt toái bổ
Chuẩn bị:
- Củ cải: 400g
- Xương sườn: 700g
- Hoa hồi: 1 cái
- Hoa tiêu: 10 hạt
- Lượng vừa rượu, muối, hành, gừng
Chế biến:
Củ cải gọt vỏ rửa sạch thái miếng dài 2cm rộng 1cm, chần qua nưốc sôi một lúc vớt ra. Xương sườn rửa sạch chặt miếng nhỏ, nhúng qua vào nước sôi cho sạch nưốc máu.
Cho củ cải, xưong sườn, hoa hồi, hoa tiêu, hành, rượu, nước vào nồi hầm 30 phút, khi xương sườn chín nhừ, nêm muối là được.
Công dụng:
Củ cải tính mát, vị ngọt, hạ khí hoà trung, bổ tỳ vạn thực, sinh tân dịch, chốhg phong hàn, khứ khí hư đục, dưỡng huyết. Phối hợp với xương sườn ôn hoà sức mạnh của nó mà tiêu dẫn tích trệ.
9. Canh xương sườn nấu húng quế
Chuẩn bị:
- Húng quế cả lá rễ: 200g
- Lôi công căn: 200g
- Xương sườn: 500g
Chế biến:
Rửa sạch xương sườn chặt miếng, nhúng nước sôi một lúc cho hết nưốc máu.
Cho xương sườn vào nồi nưốc nấu sôi, cho húng quê và lôi công căn đã rửa sạch vào, đợi chín nhừ là được.
Mỗi tuần dùng 1 lần, uống canh là được.
Công dụng:
Trị đau mỏi gân cốt, hoá thấp tiêu thực.
Lời kết: Sườn heo là loại thực phẩm không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có thể kết hợp được rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau. Do đó, chị em nội trợ có thể thỏa thích sáng tạo món ngon từ sườn, và điển hình là 9 món canh sườn bổ dưỡng mà baihay.net đã chia sẻ ở trên.